Ô mai còn được gọi là xí muội, nguyên là một vị thuốc trong nền y học cổ truyền của một số quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc, tuy hiện nay ý nghĩa phổ biến hơn là một loại thực phẩm trong hệ thống các thực phẩm dạng mứt, kẹo. Người miền Nam thường gọi ô mai bằng tên khác là xí muội.
Xí muội còn là tên gọi của những sản phẩm từ quả cây được chế biến như ô mai. Nguyên liệu chính để chế biến ô mai thực phẩm là các loại trái cây như mận, chanh, me, cóc, đào, sấu, trám, quất, khế, xoài, mít, táo ta, dứa, thậm chí là táo tây (với người Việt hải ngoại tại Bắc Mỹ). Để có màu sắc và hương vị đặc trưng mang phong cách riêng, mỗi cơ sở chế biến đều có những bí quyết riêng với khá nhiều công đoạn cần đến sự cẩn thận và tinh tế.
Trước hết, người ta phải chọn loại quả ngon, tươi tốt không bị sâu, giập. Sau đó chúng sẽ được rửa sạch, ướp muối, phơi khô và hấp sấy. Sau công đoạn này, nguyên liệu được sao tẩm và chế biến (xào, phơi) thành thành phẩm sau cùng trong sự kết hợp với các gia vị như đường, muối, gừng, ớt, cam thảo…
Chỉ từ mấy loại quả ấy, người ta lại có thể chế biến nhiều món có hương vị hấp dẫn khác nhau: có loại chua, có loại ngọt, có loại kết hợp đủ hương vị cay, chua, mặn, ngọt, có loại xào ướt, và có nhiều loại khác lại để rất khô. Các loại xí muội khi đó thường mang tên bao gồm chữ “xí muội” kết hợp với tên của nguyên liệu chính và cách thức chế biến như: “xí muội mơ xào gừng”, “xí muội mận chua cay mặt ngọt”, “xí muội táo mèo”, “xí muội me khô cam thảo”…
Trong dân gian, xí muội được dùng làm thuốc giảm ho, chống khô họng, viêm họng, khản tiếng, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngậm. Xí muội có thể kết hợp thêm với mật ong hoặc gừng để tăng thêm tác dụng giảm ho, nhất là ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh hoặc ho do viêm họng.
Trong đông y, xí muội là vị thuốc kết hợp với nhiều vị khác để chữa các chứng ho lâu năm, ho lâu ngày, khản tiếng, viêm phế quản, viêm họng.
Hải Thượng Lãn Ông đã phân tích như sau: Tạng phế sắc trắng, là bẩm thụ khí của hành Kim; nó như cái tán, cái lọng che chở cho các tạng khác, không thể chịu được bất kì một vật gì làm chướng ngại. Tỳ là gốc sinh đờm, Phế là đồ chứa đờm. Nếu đờm ở Phế nhiều thì khí nghịch lên mà gây thành ho. Phế là chỗ then chốt, cửa ngõ của toàn thân, không chỗ nào quan trọng hơn chỗ đó. Do vậy, bệnh phế khí nghịch, nhiều đờm không thể không tìm cách trị gấp.
Xí muội có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ khái (trừ ho), hóa đàm. Ngày nay, xí muội vẫn được dùng theo kinh nghiệm dân gian, dùng trong đông y, và được kết hợp để bào chế một số loại thuốc ho đông dược.
Nếu như bạn đã ngán những loại bánh kẹo, mứt ngọt ngày Tết thì sao không đem lại hương vị mới mẻ cho cả nhà bằng món xí muội chua chua ngọt ngọt cay cay đầy thú vị. Chắc chắn cả gia đình bạn sẽ đều thích, đặc biệt là những đứa trẻ đấy. Còn bây giờ hãy vào bếp và học ngay cách làm xí muội ngày Tết cùng Mâm Cơm Việt nhé!
1 kg mận tươi, chọn những quả chín mọng, đỏ đều sẽ ngon hơn
1 – 2 củ gừng to
600 gram đường kính
50g vôi bột
Các bước thực hiện
Bước 1: Bạn mua mận về rửa sạch, bỏ đi phần cuống. Sau đó có thể ngâm qua với nước muối loãng để làm sạch hoàn toàn những bụi bẩn. Sau đó vớt mận ra để ráo nước rồi dùng dao nhọn khía quả mận thành 4 khía để giúp mận dễ thấm gia vị hơn khi làm xí muội.
Bước 2: Vôi bột bạn đem hoà tan cùng nước trắng, đổ ra một bát cỡ vừa rồi đợi bột vôi lắng xuống dưới, chắt lấy phần nước trong ra.
Bước 3: Tiếp theo cho mận vào ngâm với nước vôi trong khoảng 8-10 tiếng hoặc bạn có thể để ngâm qua đêm càng tốt. Sau khi ngâm mận xong, bạn rửa sạch mận lại bằng nước và để mận ráo bớt nước.
Bước 4: Trong lúc đợi ngâm mận, bạn lấy một chiếc nồi to, xếp mận đều xuống đáy nồi, cứ một lớp mận bạn sẽ phủ thêm một lớp đường bên trên, cứ thế cho đến khi xếp hết mận vào nồi.
Bước 5: Để ướp mận khoảng 6-8 tiếng cho đường tan dần, ngấm vào mận thì bạn cho thêm một nửa chỗ gừng tươi đã cạo sạch vỏ, băm nhỏ vào đao cùng mận, ngâm thêm khoảng 20 phút nữa.
Bước 6: Bạn bắt đầu đun nồi mận trên lửa to cho đến khi đường sôi lên thì hạ lửa nhỏ xuống, đun nóng liu riu đến khi đường đặc sệt lại khô thành một lớp keo bọc quanh quả mận thì cho phần gừng tươi còn lại vào đảo đều thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Bước 7: Lấy mận ra một cái đĩa rộng, sâu lòng để sấy khô. Bạn có thể hong kho bằng nhiệt độ phòng hoặc cho vào lò để sấy trong ở nhiệt độ 100 độ trong hơn một giờ.
Như vậy là chúng ta hoàn thành xong món xí muội mận vô cùng thơm ngon hấp dẫn rồi đấy, đảm bảo hương vị tuyệt vời lại rất an toàn nữa nhé các bạn.
700 gram đường vàng
500 gram me chín đã bóc vỏ, bỏ hạt
200 gram bột năng
100 gram cam thảo
200 gram gừng già
20 quả tắc vàng chín
Các bước thực hiện:
– Me chua bạn rửa sạch, bóc vỏ, tách hạt bên trong rồi để riêng cho ráo nước. Gừng rửa sạch bào thành sợi mảnh mà không cần gọt vỏ
– Cam thảo cho vào máy xay thật nhuyễn bung thành sợi. Tắc rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt để riêng, phần vỏ đem đi cắt thật vụn.
– Sau đó bạn trộn nước cốt tắc, vỏ tắc vụn cùng gừng lát mỏng với 200 gram đường cho vào máy xay thật nhuyễn để các nguyên liệu hoà quyện vào nhau.
– Bột năng bạn cho vào chảo rang cùng gừng, đảo đều tay cho đến khi gừng bắt đầu dậy mùi thơm thì dùng rây lọc phần bột mịn, bột khô và gừng không dùng đến.
– Bạn cho hỗn hợp vừa xay vào nồi đun sôi, đổ thêm 500g đường và một chút muối hột vào ngoáy đều. Đun đến khi đường đông lại, hỗn hợp đặc sệt dần lại thì cho me vào đảo cùng. Đảo sao thật nhanh, đều tay để me không bị cháy khét lại.
– Sên me trong khoảng 30 phút đến khi thấy me đặc lại, tới đường có thể kéo chỉ là được. Mách các bạn một cách để nhận biết me tới đường chưa đó là cho một giọt nước me vào nước lạnh, nếu nước me chìm xuống dưới và vón thành cục không bị tan ra là đã ổn rồi đấy.
– Để nguyên me trong chảo, rắc một ít bột lên me rồi dùng đũa đảo đều cho bột dính vào me, sên tiếp 5 phút nữa thì tắt bếp.
– Đổ me ra một cái mâm lớn, rải đều thành một lớp mỏng, dùng muỗng múc thật nhanh quả me cho vào đĩa bột cam thảo, lăn đều và nặn để riêng ra một cái mâm khác. Cứ tiếp tục cho đến khi hết me, để me không bị dính vào thìa hãy nhúng thìa vào bát nước lạnh nhé.
– Cho me vào lò sấy khoảng 1 giờ với nhiệt độ 100 độ C sau đó đổ me vào lọ đậy kín lại để dùng dần.
Yêu cầu thành phẩm của món xí muội me này là hương vị chua nhè nhẹ, hoà quyện với vị cay cay của gừng cùng hương thơm của tắc và cam thảo, đảm bảo sẽ trở thành một món ăn vô cùng hấp dẫn về hình thức lẫn hương vị. Khi dùng xí muội me sẽ thấy hơi dai nhưng sẽ không thể ngừng ăn khi đã nếm thử.
Theo nghiên cứu cho thấy, trong ô mai chứa nhiều vitamin C có tác dụng hạn chế cảm giác thèm ăn rất tốt. Hơn nữa, lượng đường có trong ô mai ở mức an toàn, không có khả năng gây béo cho người sử dụng.
Không chỉ là món ăn yêu thích của nhiều người, ô mai ngoài ra còn có tác dụng chữa các bệnh về đường hô hấp, điều hòa âm dương và giảm cảm giác mỏi mệt ở người già.
Với những công dụng tuyệt vời như trên, vậy tại sao bạn không thử cách làm ô mai để giảm cân ngay dưới đây luôn đi. Bên cạnh đó, bạn đã biết giảm cân bằng kỷ tử chưa? Với cách dùng kỷ tử giảm cân hiệu quả nhất được chia sẻ ở bài viết trước chính là những thông tin hữu ích cho bạn muốn có những phương pháp giảm cân an toàn mà hiệu quả.
Nguyên liệu cần có
1 kg mận
1 kg đường trắng
200g gừng loại già
100g vôi
1 lọ thủy tinh có nắp đậy
Sau đây là cách làm ô mai áp dụng cho việc giảm cân
- Mận rửa sạch và lấy dao nhỏ khía xung quanh để khi làm ô mai cho ngấm nước vôi ngâm.
Pha nước vôi trong theo tỉ lệ 2 – 3 lít nước với 100g vôi. Khi nước vôi đã lắng, lọc lấy phần nước trong và cho mận vào ngâm 20 – 30 phút là được.
- Sau đó, bỏ mận ra cho rửa sạch cho hết nước vôi và để ráo nước. Tiếp tục cho mận vào khay lớn để ngâm đường trong khoảng 8 tiếng, đợi cho đường tan hết.
- Gừng rửa sạch, thái hoặc giã nhỏ thành sợi cho bông, cho vào khay mận vừa ngâm đảo đều tay. Đợi 15 – 20 phút cho gừng ngấm đều vào mận.
- Đổ tất cả mận vào một nồi, bắt đầu bật bếp lên và để đun với lửa to. Khi nồi đã sôi, hạ nhỏ lửa và đun liu riu khi đường sánh lại và mận bắt đầu keo lại với đường.
- Quan sát thấy nồi đã khô, tiếp tục cho lượng gừng băm nhỏ ở trên vào đảo đều trong 10 phút.
Ô mai đã làm xong, bạn đổ ra một khay lớn để sấy khô trong điều kiện thoáng mát. Nếu có lò nướng, có thể dùng để hong khô với nhiệt độ 100 độ C trong 1,5 giờ là tắt lò được.
- Dùng lọ thủy tinh có nắp đậy kín để bảo quản dùng dần.
Vậy là đã hoàn thành xong các công đoạn để cho ra sản phẩm ô mai do chính tay mình làm rồi. Bây giờ là bước thưởng thức sao cho hiệu quả giảm cân tối đa đây.
Áp dụng ăn ô mai hàng ngày, đặc biệt là sau bữa ăn để giảm cảm giác thèm ăn.
Hãy uống kèm với nước sau mỗi lần ăn để việc giảm cân hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nên chú ý kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lí và tập thể dục thường xuyên để quá trình giảm cân đạt kết quả cao.
Không ăn quá nhiều và dùng ô mai ăn thay bữa để tránh bị mắc bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa.
Hi vọng những chia sẻ về cách làm cũng như cách dùng ô mai giảm cân trên đây có thể giúp ích các bạn trong việc tìm lại vóc dáng. Hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn để việc giảm cân hiệu quả bạn nhé.
Xí muội còn là tên gọi của những sản phẩm từ quả cây được chế biến như ô mai. Nguyên liệu chính để chế biến ô mai thực phẩm là các loại trái cây như mận, chanh, me, cóc, đào, sấu, trám, quất, khế, xoài, mít, táo ta, dứa, thậm chí là táo tây (với người Việt hải ngoại tại Bắc Mỹ). Để có màu sắc và hương vị đặc trưng mang phong cách riêng, mỗi cơ sở chế biến đều có những bí quyết riêng với khá nhiều công đoạn cần đến sự cẩn thận và tinh tế.
Người miền Nam thường gọi ô mai bằng tên khác là xí muội.
Chỉ từ mấy loại quả ấy, người ta lại có thể chế biến nhiều món có hương vị hấp dẫn khác nhau: có loại chua, có loại ngọt, có loại kết hợp đủ hương vị cay, chua, mặn, ngọt, có loại xào ướt, và có nhiều loại khác lại để rất khô. Các loại xí muội khi đó thường mang tên bao gồm chữ “xí muội” kết hợp với tên của nguyên liệu chính và cách thức chế biến như: “xí muội mơ xào gừng”, “xí muội mận chua cay mặt ngọt”, “xí muội táo mèo”, “xí muội me khô cam thảo”…
XÍ MUỘI CHUA CAY CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Trong dân gian, xí muội được dùng làm thuốc giảm ho, chống khô họng, viêm họng, khản tiếng, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngậm. Xí muội có thể kết hợp thêm với mật ong hoặc gừng để tăng thêm tác dụng giảm ho, nhất là ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh hoặc ho do viêm họng.
Trong đông y, xí muội là vị thuốc kết hợp với nhiều vị khác để chữa các chứng ho lâu năm, ho lâu ngày, khản tiếng, viêm phế quản, viêm họng.
Hải Thượng Lãn Ông đã phân tích như sau: Tạng phế sắc trắng, là bẩm thụ khí của hành Kim; nó như cái tán, cái lọng che chở cho các tạng khác, không thể chịu được bất kì một vật gì làm chướng ngại. Tỳ là gốc sinh đờm, Phế là đồ chứa đờm. Nếu đờm ở Phế nhiều thì khí nghịch lên mà gây thành ho. Phế là chỗ then chốt, cửa ngõ của toàn thân, không chỗ nào quan trọng hơn chỗ đó. Do vậy, bệnh phế khí nghịch, nhiều đờm không thể không tìm cách trị gấp.
Xí muội có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ khái (trừ ho), hóa đàm. Ngày nay, xí muội vẫn được dùng theo kinh nghiệm dân gian, dùng trong đông y, và được kết hợp để bào chế một số loại thuốc ho đông dược.
Nếu như bạn đã ngán những loại bánh kẹo, mứt ngọt ngày Tết thì sao không đem lại hương vị mới mẻ cho cả nhà bằng món xí muội chua chua ngọt ngọt cay cay đầy thú vị. Chắc chắn cả gia đình bạn sẽ đều thích, đặc biệt là những đứa trẻ đấy. Còn bây giờ hãy vào bếp và học ngay cách làm xí muội ngày Tết cùng Mâm Cơm Việt nhé!
1. CÁCH LÀM XÍ MUỐI (Ô MAI) MẬN KHÔ ĐƠN GIẢN
Nguyên liệu cần có1 kg mận tươi, chọn những quả chín mọng, đỏ đều sẽ ngon hơn
1 – 2 củ gừng to
600 gram đường kính
50g vôi bột
Các bước thực hiện
Bước 1: Bạn mua mận về rửa sạch, bỏ đi phần cuống. Sau đó có thể ngâm qua với nước muối loãng để làm sạch hoàn toàn những bụi bẩn. Sau đó vớt mận ra để ráo nước rồi dùng dao nhọn khía quả mận thành 4 khía để giúp mận dễ thấm gia vị hơn khi làm xí muội.
Bước 2: Vôi bột bạn đem hoà tan cùng nước trắng, đổ ra một bát cỡ vừa rồi đợi bột vôi lắng xuống dưới, chắt lấy phần nước trong ra.
Bước 3: Tiếp theo cho mận vào ngâm với nước vôi trong khoảng 8-10 tiếng hoặc bạn có thể để ngâm qua đêm càng tốt. Sau khi ngâm mận xong, bạn rửa sạch mận lại bằng nước và để mận ráo bớt nước.
Bước 4: Trong lúc đợi ngâm mận, bạn lấy một chiếc nồi to, xếp mận đều xuống đáy nồi, cứ một lớp mận bạn sẽ phủ thêm một lớp đường bên trên, cứ thế cho đến khi xếp hết mận vào nồi.
Bước 5: Để ướp mận khoảng 6-8 tiếng cho đường tan dần, ngấm vào mận thì bạn cho thêm một nửa chỗ gừng tươi đã cạo sạch vỏ, băm nhỏ vào đao cùng mận, ngâm thêm khoảng 20 phút nữa.
Bước 6: Bạn bắt đầu đun nồi mận trên lửa to cho đến khi đường sôi lên thì hạ lửa nhỏ xuống, đun nóng liu riu đến khi đường đặc sệt lại khô thành một lớp keo bọc quanh quả mận thì cho phần gừng tươi còn lại vào đảo đều thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Bước 7: Lấy mận ra một cái đĩa rộng, sâu lòng để sấy khô. Bạn có thể hong kho bằng nhiệt độ phòng hoặc cho vào lò để sấy trong ở nhiệt độ 100 độ trong hơn một giờ.
Như vậy là chúng ta hoàn thành xong món xí muội mận vô cùng thơm ngon hấp dẫn rồi đấy, đảm bảo hương vị tuyệt vời lại rất an toàn nữa nhé các bạn.
2. CÁCH LÀM XÍ MUỘI (Ô MAI) ME CÙNG CẢM THẢO CHO TRẺ NHỎ
Nguyên liệu cần có700 gram đường vàng
500 gram me chín đã bóc vỏ, bỏ hạt
200 gram bột năng
100 gram cam thảo
200 gram gừng già
20 quả tắc vàng chín
Các bước thực hiện:
– Me chua bạn rửa sạch, bóc vỏ, tách hạt bên trong rồi để riêng cho ráo nước. Gừng rửa sạch bào thành sợi mảnh mà không cần gọt vỏ
– Cam thảo cho vào máy xay thật nhuyễn bung thành sợi. Tắc rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt để riêng, phần vỏ đem đi cắt thật vụn.
– Sau đó bạn trộn nước cốt tắc, vỏ tắc vụn cùng gừng lát mỏng với 200 gram đường cho vào máy xay thật nhuyễn để các nguyên liệu hoà quyện vào nhau.
– Bột năng bạn cho vào chảo rang cùng gừng, đảo đều tay cho đến khi gừng bắt đầu dậy mùi thơm thì dùng rây lọc phần bột mịn, bột khô và gừng không dùng đến.
– Bạn cho hỗn hợp vừa xay vào nồi đun sôi, đổ thêm 500g đường và một chút muối hột vào ngoáy đều. Đun đến khi đường đông lại, hỗn hợp đặc sệt dần lại thì cho me vào đảo cùng. Đảo sao thật nhanh, đều tay để me không bị cháy khét lại.
– Sên me trong khoảng 30 phút đến khi thấy me đặc lại, tới đường có thể kéo chỉ là được. Mách các bạn một cách để nhận biết me tới đường chưa đó là cho một giọt nước me vào nước lạnh, nếu nước me chìm xuống dưới và vón thành cục không bị tan ra là đã ổn rồi đấy.
– Để nguyên me trong chảo, rắc một ít bột lên me rồi dùng đũa đảo đều cho bột dính vào me, sên tiếp 5 phút nữa thì tắt bếp.
– Đổ me ra một cái mâm lớn, rải đều thành một lớp mỏng, dùng muỗng múc thật nhanh quả me cho vào đĩa bột cam thảo, lăn đều và nặn để riêng ra một cái mâm khác. Cứ tiếp tục cho đến khi hết me, để me không bị dính vào thìa hãy nhúng thìa vào bát nước lạnh nhé.
– Cho me vào lò sấy khoảng 1 giờ với nhiệt độ 100 độ C sau đó đổ me vào lọ đậy kín lại để dùng dần.
Yêu cầu thành phẩm của món xí muội me này là hương vị chua nhè nhẹ, hoà quyện với vị cay cay của gừng cùng hương thơm của tắc và cam thảo, đảm bảo sẽ trở thành một món ăn vô cùng hấp dẫn về hình thức lẫn hương vị. Khi dùng xí muội me sẽ thấy hơi dai nhưng sẽ không thể ngừng ăn khi đã nếm thử.
3. CÁCH LÀM Ô MAI, XÍ MUỘI GIẢM CÂN ĐƠN GIẢN DỄ LÀM
Nhắc tới ô mai hẳn nhiều bạn đang nuốt nước miếng phải không. Là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều chị em, ô mai còn là món ăn giảm cân cực hiệu quả ít ai biết. Hãy cùng tìm hiểu công dụng cũng như cách dùng ô mai giảm cân thông qua bài viết dưới đây nhé.Theo nghiên cứu cho thấy, trong ô mai chứa nhiều vitamin C có tác dụng hạn chế cảm giác thèm ăn rất tốt. Hơn nữa, lượng đường có trong ô mai ở mức an toàn, không có khả năng gây béo cho người sử dụng.
Không chỉ là món ăn yêu thích của nhiều người, ô mai ngoài ra còn có tác dụng chữa các bệnh về đường hô hấp, điều hòa âm dương và giảm cảm giác mỏi mệt ở người già.
Với những công dụng tuyệt vời như trên, vậy tại sao bạn không thử cách làm ô mai để giảm cân ngay dưới đây luôn đi. Bên cạnh đó, bạn đã biết giảm cân bằng kỷ tử chưa? Với cách dùng kỷ tử giảm cân hiệu quả nhất được chia sẻ ở bài viết trước chính là những thông tin hữu ích cho bạn muốn có những phương pháp giảm cân an toàn mà hiệu quả.
Nguyên liệu cần có
1 kg mận
1 kg đường trắng
200g gừng loại già
100g vôi
1 lọ thủy tinh có nắp đậy
Sau đây là cách làm ô mai áp dụng cho việc giảm cân
- Mận rửa sạch và lấy dao nhỏ khía xung quanh để khi làm ô mai cho ngấm nước vôi ngâm.
Pha nước vôi trong theo tỉ lệ 2 – 3 lít nước với 100g vôi. Khi nước vôi đã lắng, lọc lấy phần nước trong và cho mận vào ngâm 20 – 30 phút là được.
- Sau đó, bỏ mận ra cho rửa sạch cho hết nước vôi và để ráo nước. Tiếp tục cho mận vào khay lớn để ngâm đường trong khoảng 8 tiếng, đợi cho đường tan hết.
- Gừng rửa sạch, thái hoặc giã nhỏ thành sợi cho bông, cho vào khay mận vừa ngâm đảo đều tay. Đợi 15 – 20 phút cho gừng ngấm đều vào mận.
- Đổ tất cả mận vào một nồi, bắt đầu bật bếp lên và để đun với lửa to. Khi nồi đã sôi, hạ nhỏ lửa và đun liu riu khi đường sánh lại và mận bắt đầu keo lại với đường.
- Quan sát thấy nồi đã khô, tiếp tục cho lượng gừng băm nhỏ ở trên vào đảo đều trong 10 phút.
Ô mai đã làm xong, bạn đổ ra một khay lớn để sấy khô trong điều kiện thoáng mát. Nếu có lò nướng, có thể dùng để hong khô với nhiệt độ 100 độ C trong 1,5 giờ là tắt lò được.
- Dùng lọ thủy tinh có nắp đậy kín để bảo quản dùng dần.
Vậy là đã hoàn thành xong các công đoạn để cho ra sản phẩm ô mai do chính tay mình làm rồi. Bây giờ là bước thưởng thức sao cho hiệu quả giảm cân tối đa đây.
Áp dụng ăn ô mai hàng ngày, đặc biệt là sau bữa ăn để giảm cảm giác thèm ăn.
Hãy uống kèm với nước sau mỗi lần ăn để việc giảm cân hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nên chú ý kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lí và tập thể dục thường xuyên để quá trình giảm cân đạt kết quả cao.
Không ăn quá nhiều và dùng ô mai ăn thay bữa để tránh bị mắc bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa.
Hi vọng những chia sẻ về cách làm cũng như cách dùng ô mai giảm cân trên đây có thể giúp ích các bạn trong việc tìm lại vóc dáng. Hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn để việc giảm cân hiệu quả bạn nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét